Những lưu ý khi sử dụng bếp gas

Hiện nay bếp gas được rất nhiều các gia định lựa chọn sử dụng bởi những tính năng với những tiện ích nó mang lại. Để sử dụng bếp một cách hiệu quả, an toàn, tiết kiệm gas bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số lưu ý giúp bạn:

Sử dụng bếp gas một cách an toàn hiệu quả
                                       
Thứ nhất, thao tác bật tắt bếp gas đúng cách

Nếu bạn tắt mở bếp gas không đúng cách sẽ khiến lượng gas hao hụt nhanh hơn và không đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng nó khi nấu nướng.

Điều đầu tiên bạn cần mở van đầu bình gas trước, sau đó mới mở  đến van bếp. Hãy nhớ ấn núm vặn sau đó xoay núm thì lửa mới lên, các thao tác ấn, xoay cần phải nhanh, nếu không gas sẽ rò rỉ ra ngoài rất là nguy hiểm.Bạn cũng nên khóa ngay van ga khi nấu nướng xong để tăng sự an toàn khi sử dụng bếp.



Bạn nên mua bếp có cảm ứng ngắt gas tự động khi có gió lớn thổi qua làm tắt lửa hoặc khi nước tràn xuống bếp để đảm bảo an toàn cao hơn khi dùng bếp gas trong quá trình nấu nướng.

Thứ hai, chọn bình gas tốt

Lựa chọn được bình ga tốt là sự lựa chọn hàng đầu bởi nó đảm bảo được tính an toàn cao độ. Do đó  khi chọn bình gas cho gia đình mình, bạn cần đến những cửa hàng uy tín, tin cậy, nổi tiếng và được nhiều người tin dùng lựa chọn.

Chọn ống dẫn gas, van điều áp chất lượng tốt, có khả năng chống cháy, chống chuột cắn. Sau khi nhân viên lắp đặt xong bình gas, bạn cần kiểm tra thử ngay như bật tắt bếp gas, xem van có bị hở không, có ngửi thấy mùi gas thoát ra ngoài không, nếu thấy có vấn đề cần yêu cầu đổi bình gas hoặc lắp đặt lại cho đúng.

Thứ ba, xử lý khi ngửi thấy mùi gas

Nếu Gas đang có hiện tượng rò rỉ, xì, chắc hẳn bạn sẽ  ngửi thấy mùi gas, để xử lý việc đầu tiên bạn cần khóa van đầu bình gas. Lưu ý tránh xa các việc tạo ra nguồn và không bật các công tắc, không đụng vào các phích cắm của các thiết bị điện tử trong bếp. Tiếp theo hãy tiến hành làm thông thoáng khu vực bếp của mình và đặc biệt  là ở nơi gas xì ra đồng thời  mở rộng các cửa sổ, cửa chính. Bạn hãy tự tìm kiếm vị trí rò rỉ gas bằng cách sử dụng nước xà phòng thoa lên ống dẫn, van, bình gas nếu xuất hiện bọt khí thì nơi đó có rò rỉ gas.

Thứ tư, làm sạch bếp gas định kỳ

Để sử dụng bếp ga một cách đảm bảo an toàn cũng như chiếc bếp ga được lâu bền hơn bạn cần thường xuyên vệ sinh cho nó. Hãy vệ sinh tất cả bộ phận của bếp để có thể sử dụng tốt nhất. Nên dùng khăn mềm để làm sạch, chất tẩy rửa nhẹ để tránh làm trầy xước, làm hỏng chất liệu của mặt bếp, núm vặn thường có bụi bẩn lọt vào bên trong, bạn nên dùng tăm bông làm sạch dễ dàng hơn. Đầu đốt có nhiều khe hở, cần làm sạch để tránh các khe hở bị bít, ngọn lửa phát ra không đều, nấu ăn không hiệu quả.

Bạn nên thay những ống dẫn và các van sau 3 năm sử dụng và nên thay bếp mới để có thể sử dụng bếp một cách an toàn nhất.

Các xếp hạng tiết kiệm năng lượng trên đồ gia dụng

Khi mua sắm các đồ điện gia dụng, người tiêu dùng Việt Nam chưa để ý nhiều tới chi phí vận hành sản phẩm, bao gồm chi phí cho tiêu thụ điện. Cùng một loại sản phẩm gia dụng với giá tiền xấp xỉ nhau nhưng mỗi sản phẩm sẽ có mức tiêu hao năng lượng khác nhau tùy thuộc vào hãng sản xuất, công nghệ áp dụng. Điều này có thể được tìm thấy ngay trên các nhãn mác dán trên thiết bị.

Chọn thiết bị có hiệu quả năng lượng cao

Các đồ điện gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, lò nướng… là những thứ chủ yếu tiêu hao năng lượng trong nhà bạn, vì vậy việc lựa chọn những thiết bị có hiệu quả năng lượng cao nhất có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí sở hữu sản phẩm.

Ở một số nước như Mỹ, Úc, châu Âu đều có các chương trình ghi nhãn năng lượng Energy Rating để giúp khách hàng lựa chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng và các nhãn này áp dụng cho cả các thiết bị dùng điện và khí đốt.

Tại Việt Nam, theo lộ trình dán nhãn năng lượng, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết bị gia dụng như thiết bị chiếu sáng, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, quạt điện… được khuyến khích dán nhãn năng lượng tự nguyện trước ngày 1/7/2011. Đến 1/1/2013 việc dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm này là bắt buộc. Các thiết bị văn phòng và thương mại như máy photocopy, bộ nguồn máy tính, tủ giữ lạnh thương mại và các thiết bị tiêu thụ năng lượng khác được khuyến khích dán nhãn năng lượng tự nguyện trước ngày 1/1/2014 và bắt buộc thực hiện kể từ 1/1/2015.

Hiện tại, hầu hết các mặt hàng trong diện quy định đều đã được dán nhãn năng lượng, nhưng người tiêu dùng chưa để ý nhiều cũng như chưa thật hiểu rõ các thông tin ghi trên nhãn. Bài viết nêu một số chương trình dán nhãn năng lượng lớn trên thế giới, mà hầu hết các sản phẩm đều áp dụng, đồng thời cung cấp thông tin về nhãn năng lượng áp dụng tại Việt Nam để bạn đọc tham khảo.

Chương trình dán nhãn năng lượng của Úc

Chương trình dán nhãn năng lượng của Úc phân ra 2 loại nhãn năng lượng dành cho thiết bị điện và thiết bị dùng gas.

Nhãn năng lượng điện được dán trên TV, điều hòa nhiệt độ, máy sấy quần áo, máy rửa bát, máy giặt, tủ lạnh và tủ đá. Có hai nhãn: nhãn tiêu chuẩn 6 sao và các nhãn từ 7-10 sao dán cho các thiết bị đạt hiệu quả năng lượng cao hơn. Các nhãn này ghi rõ thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng như thế nào, sử dụng bao nhiêu năng lượng trong một năm. Càng nhiều sao thì có nghĩa thiết bị được đánh giá hiệu quả năng lượng cao hơn các model khác, thiết bị sử dụng ít năng lượng hơn và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, các con số ghi trên nhãn năng lượng là mức tiêu thụ năng lượng trung bình, bạn cần cân nhắc việc sử dụng năng lượng của bạn có thể khác với mức trung bình này.



Bạn có thể tham khảo thông tin về nhãn năng lượng trên website Energy Ratings Chính phủ Úc khi cần so sánh các thiết bị điện đạt các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng của Úc. Khi so sánh các thiết bị, đảm bảo rằng bạn so sánh các model có kích thước, khối lượng và dung tích tương ứng.

Với các thiết bị dùng gas, nhãn năng lượng được dán trên máy sưởi gas, bình nước nóng đun bằng gas, tuy nhiên chương trình này là tự nguyện nên không phải tất cả các nhà sản xuất đều dán nhãn năng lượng gas. Nhãn năng lượng gas nếu có sẽ hiển thị 1 ngôi sao biểu thị cho hiệu quả năng lượng và ghi rõ số Megajoule (MJ) năng lượng tiêu thụ mỗi năm. Thiết bị sử dụng gas càng hiệu quả thì số MJ càng thấp và số ngôi sao càng nhiều.

Chương trình Energy Star của Mỹ



ENERGY STAR® là chương trình dán nhãn năng lượng của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, được sử dụng bởi một số quốc gia, bao gồm cả Úc. Các sản phẩm được cấp nhãn Energy Star nếu đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả năng lượng của bộ thông số Energy Star. Thông thường, nhãn Energy Star được tìm thấy trên các mặt hàng như máy vi tính, ti vi, máy in, máy photocopy và máy nghe đĩa DVD. Những sản phẩm nào được gắn nhãn này có nghĩa nó tiết kiệm điện hơn những sản phẩm không có nhãn ít nhất là 20% điện năng tiêu thụ).

Hệ thống nhãn năng lượng châu Âu



Có ba thông tin về hiệu quả năng lượng mà bạn có thể tìm thấy trên hệ thống nhãn năng lượng châu Âu:

1. Xếp hạng hiệu quả năng lượng: chia thành các mức A+++, A++, A+, A, B, C, D, trong đó sản phẩm ghi nhãn A+++ có hiệu quả năng lượng cao nhất, thấp nhất là sản phẩm ghi nhãn D.

2. Mức tiêu thụ năng lượng hàng năm: mức này được ghi cụ thể theo đơn vị kWh, được tính toán dựa trên các tiêu chuẩn do EU định nghĩa và công bố. Ví dụ, trong hình trên là nhãn năng lượng dán trên một máy sấy quần áo, con số điện năng tiêu thụ hàng năm (XYZ) được tính theo chương trình sấy quần áo cotton với tải trọng đầy hoặc một nửa.

3. Thông tin sản phẩm cụ thể: bạn có thể tìm thấy một số hình ảnh phụ liên quan đến sản phẩm, ví dụ như dung tích, lượng nước tiêu thụ và mức độ gây ồn.

Hệ thống dán nhãn năng lượng châu Âu được áp dụng trên các sản phẩm: máy giặt, máy giặt sấy, máy sấy (quần áo), tủ lạnh, tủ đông, máy rửa chén bát, bếp điện, điều hòa nhiệt độ, bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

Nhãn "Ngôi sao năng lượng Việt"

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại nhãn năng lượng. Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng tiết kiệm năng lượng (còn gọi là biểu tượng ngôi sao năng lượng Việt), được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu quất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công thương quy định trong từng thời kỳ.

Nhãn có hình tam giác với ba cạnh tròn, biểu tượng ngôi sao vàng trên nền tem xanh lá cây sẫm và viền xanh lá mạ; được in hoặc dán trực tiếp trên bề mặt bao bì, vỏ hộp và trên thân của sản phẩm với phiên bản một màu. Các sản phẩm được dán nhãn phải qua kiểm tra về chất lượng, độ bền, hiệu suất năng lượng theo TCVN 7896:2008.

Nhãn xác nhận sản phẩm đạt hiệu suất năng lượng

Nhãn năng lượng so sánh là nhãn được dán cho các phương tiện, thiết bị nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị đó so với các thiết bị cùng loại khác, từ đó giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn. Trên biểu tượng nhãn này, mức hiệu suất năng lượng thể hiện qua 5 cấp độ tương ứng với 5 ngôi sao, nhãn 5 sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.

Nhãn so sánh các cấp độ tiết kiệm năng lượng



Nhãn so sánh năng lượng bao gồm các thông tin tối thiểu sau:

a) Mã chứng nhận: Là mã do Bộ Công Thương cấp nhằm phục vụ công tác quản lý, được Bộ Công Thương quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

b) Tên/mã sản phẩm: Là tên hoặc mã sản phẩm doanh nghiệp đăng ký dán nhãn và được Bộ Công Thương cấp trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

c) Hãng sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng

d) Nhà nhập khẩu: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng (thông tin này chỉ áp dụng đối với nhà nhập khẩu)    

e) Phần thể hiện chỉ số đánh giá mức tiết kiệm năng lượng (Cấp hiệu suất năng lượng): Lượng năng lượng tiêu thụ trong một giờ vận hành của các sản phẩm cùng chủng loại nhưng do các nhà sản xuất khác nhau chế tạo được chia thành 5 khoảng mức tương ứng với số sao trên nhãn (từ 1 sao đến 5 sao). Mức tiết kiệm năng lượng (cấp hiệu suất năng lượng) do Bộ Công Thương xác định qua việc đánh giá kết quả thử nghiệm chỉ tiêu hiệu suất năng lượng của sản phẩm và được thể hiện trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

f) Mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm: trị số tiêu thụ năng lượng được tính bằng kWh/năm.

g) Các thông tin khác: được quy định chi tiết trong Quyết định cấp Giấy chứng nhận phù hợp với từng loại sản phẩm cụ thể.

Để hiểu rõ hơn về hệ thống nhãn năng lượng Việt Nam, bạn đọc có thể tham khảo website của Trung tâm tiết kiệm năng lượng hoặc website nhannangluong.com.

Mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tất cả các sản phẩm gia dụng lớn đều có nghĩa vụ dán nhãn năng lượng, nếu bạn không tìm thấy, bạn nên hỏi rõ người bán.

Nếu bạn đang so sánh hai thiết bị có cùng một nhãn năng lượng, ví dụ đều cùng có nhãn A, hãy xem xét kỹ hơn số liệu về mức tiêu thụ năng lượng để xác định thiết bị nào dùng điện ít hơn.

Các chi tiết khác ghi trên nhãn năng lượng cũng rất hữu ích - như dung tích máy giặt, độ ồn – cũng là nguồn thông tin tham khảo để bạn so sánh giữa các sản phẩm khác nhau.

Dụng cụ làm bếp chất mà siêu rẻ

Với những dụng cụ nhà bếp siêu tiện dụng này các chị em sẽ không còn phải căng thẳng mỗi khi vào bếp nữa nhé.

Dụng cụ bóc tỏi & gừng



Tỏi và gừng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt, nhưng chúng ta thường rất ghét việc phải bóc tỏi hay cạo gừng, bởi vừa lâu mà lại rất khó sạch. Giờ thì chỉ với dụng cụ siêu nhỏ có giá 8.000 đồng, bạn đã có được một chiếc nạo nhỏ dùng để cạo vỏ gừng hay bóc tỏi, vừa nhanh mà lại siêu sạch. Sản phẩm được làm từ thép không gỉ.

Dụng cụ bóc vỏ cam



Đây đích thị là sản phẩm dành cho những gia đình thích ăn cam nhưng lười bóc vỏ. Giờ thì khỏi lo phải dùng dao gọt vỏ, hay dùng tay bóc vỏ đến trầy móng. Dụng cụ siêu tiện ích dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Khuôn cắt táo



Tất nhiên không thể thiếu sản phẩm cho những người yêu táo và lê. Không cần kỳ công bỏ hạt, cắt miếng. Tất cả những gì bạn cần làm là ấn chiếc khuôn này xuống quả táo, bạn đã có một đĩa táo vô cùng đẹp mắt. Sản phẩm được làm từ thép không gỉ ABS và nhựa PC, kích thước 9cm

Dụng cụ cạo vảy cá



Còn đây chính là công cụ làm vảy cá siêu nhanh. Mỗi lần tự làm cá bạn sẽ tức điên vì khi cạo vảy cá chúng sẽ bắn ra bếp. Giờ thì khỏi lo, với thiết kế mặt dưới là một con dao nhỏ, mặt trên là một dạng hộp, toàn bộ vảy cá sau khi được cạo sẽ bắn vào chiếc hộp này. Vô cùng gọn gàng và sạch sẽ. Sau khi cạo xong, bạn chỉ việc đổ đống vảy cá trong chiếc hộp vào thùng rác. Siêu dễ và tiện lợi. Sản phẩm được làm từ nhựa

Khuôn làm bánh sủi cảo



Nếu gia đình bạn yêu thích món bánh sủi cảo, nhưng bạn lại không khéo tay để nặn được những hình đẹp và đều cho chiếc vỏ bánh. Vậy thì chiếc khuôn bánh này sẽ là công cụ bạn đang tìm kiếm. Thoải mái làm thật nhiều bánh sủi cảo với hình dạng đều tăm tắp. Sản phẩm có đường kính 8cm với chất liệu nhựa PC. Giá cho chiếc khuôn này khoảng 12.000 đồng một khuôn. 

Dao 2 trong 1



Một đầu là dao tỉa, một đầu là chiếc muỗng nhỏ, con dao 2 trong 1 này giúp bạn vừa có thể cắt tỉa hoa quả vô cùng đẹp mắt, cũng vừa có thể dùng làm muỗng múc hoa quả ăn hay làm kem nhanh gọn. Sản phẩm được làm từ nhựa PC và thép không gỉ ABS

Giá lọc gạo



Khỏi lo bạn đổ mạnh tay và gạo theo dòng nước chảy xuống cống. Chiếc giá nhựa nhỏ xíu này sẽ là công cụ tiện lợi giúp bạn gắn vào miệng nồi, rồi bắt đầu chắt nước ra ngoài. Chiếc giá này sẽ ngăn không cho các hạt gạo theo nước chảy ra

Khuôn cắt khoai tây chiên



Khỏi phải dùng thớt và dao kỳ công cắt miếng mà chẳng đều và đẹp. Việc bạn cần làm bây giờ chỉ là gọt sạch vỏ khoai tây, sau đó ấn nó vào chiếc khuôn cắt này và ấn xuống.

Mẹo luộc thịt ngon

Dù đã nấu nướng rất nhiều nhưng làm sao cho các món thịt luộc không bị hôi chị em nào cũng nắm rõ được. Nhiều người tưởng luộc thịt thì dễ như không, nhưng thật ra ko phải đâu nhé! Cũng cầu kỳ và công phu lắm… Thịt có mùi hôi sẽ khiến cho món ăn kém đi phần hấp dẫn. Vì thế, chị em có thể tham khảo một vài mẹo vặt nấu ăn dưới đây để biết cách khử mùi cho thịt trong quá trình chế biến nhé:

Thịt bò



Món thịt bò rất ít khi được đem để luộc. Tuy nhiên,với bắp bò luộc hoặc món thịt bò cuốn lá cải là mình hay luộc lên thì thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt lợn, do đó, để khử mùi của thịt bò như sau :

- Nướng một củ gừng cho chín, sau đó cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn gừng và xát lên thịt bò, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Cuối cùng chị em chỉ việc cho thịt vào luộc chín rồi đem cuốn lá cải và thưởng thức thôi.
Bên trên là những cách nhà em hay dùng và lượm lặt được Các Mẹ cùng xem tham khảo và chia sẻ thêm nhé. p/s: chia sẻ thêm cả cách khử mùi khi nấu xương nhé, nhà em thửong trùng qua nước sôi 1 lần rồi cũng nướng gừng bỏ vào nồi nước ninh xương.

Thịt vịt:

Món vịt luộc được nhiều gia đình lựa chọn rất nhiều trong các bữa cơm mùa hè bởi thịt vịt ăn rất ngon và mát.



Tuy nhiên, đặc trưng của thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn.

Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt. Chẳng may quên phần này, lúc luộc lên, một phần chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi khiến món vịt trở nên khó ăn hơn.

Sau đó, bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Hoặc khi luộc vịt, đập dập vài củ sả cho vào nước luộc, mùi hôi của vịt cũng sẽ hết.

Thịt lợn



Thịt lợn là thực phẩm mà thường chế biến thành các món ăn hàng ngày trong bữa cơm gia đình. Thông thường, những con lợn khỏe mạnh thịt sẽ rất thơm và ngon. Tuy nhiên, chẳng may, vì một lý do nào đó mà mua đúng miếng thịt có mùi hôi thì cũng đã có cách giải quyết: khi luộc ta cho vào thịt một củ hành đập dập vào. Hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt. Ngoài ra, sau khi luộc thịt chín, có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.

Ngoài ra, muốn giữ cho miếng thịt được trắng sau khi để ra không khí một thời gian vài tiếng đònghô có thể làm theo cách như sau:

- Nấu nồi nước trong đó có bỏ một ít giấm và một ít muối, đợi nước sôi thì thả miếng thịt vào. Để sôi khoảng 3 phút thì đổ hết nước đó và rửa miếng thịt cho thật sạch.

- Nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Muốn biết thịt luộc chín chưa thì xiên chiếc đũa qua miếng thịt và không thấy nước hồng hồng chảy ra là thịt đã chín. Đem thịt luộc ra rửa lại bằng nước lạnh (nước đun sôi để nguội).

Thịt dê

Thịt dê được chế biến thành nhiều các món ăn ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, thịt dê lại hơi có mùi gây nên khi chế biến các chị em lưu ý khử sạch mùi gây của thịt dê nhé.



Theo kinh nghiệm chia sẻ của nhiều người, chị em có thể lấy một ít giấm, hoặc vắt hai trái chanh vào bát thịt dê, chế vào một ít dầu ăn, trộn đều và đem cất trong tủ lạnh trong vài giờ đồng hồ, mùi dê sẽ bớt đi.
Cách khác là dùng quế để khử bớt mùi dê, hoặc lúc nấu thịt cho sôi thì vớt bỏ bớt mỡ. Một vài nơi lại khử mùi dê bằng cách bóp thịt với một tí rượu trắng có trộn gừng bằm nhuyễn rồi xả lại bằng nước lạnh. Cũng có người dùng bia để khử mùi.

Một cách khác là có thể trụng sơ thịt trong nồi nước sôi có thêm vài nhánh sả hoặc một hai khúc mía. Nói chung tùy vào điều kiện mà chị em lựa chọn lấy một cách để khử mùi gây ở thịt dê để món ăn thêm ngon, hấp dẫn hơn nhiều.

Thịt thỏ



Thịt thỏ vốn rất ngon và hấp dẫn nhưng nếu không biết cách chế biến, thịt thỏ sẽ hôi và khó ăn. Vì thế, khi chế biến thỏ, chị em có thể làm như sau: Thịt thỏ sau khi được sơ chế sạch, thái miếng, rồi bóp với rượu, gừng giã nát. Như vậy thịt thỏ sẽ không con mùi hôi nữa.

Các loại thực phẩm tuyệt đối không được sử dụng trong lò vi sóng

Nếu đã từng làm lò vi sóng tóe lửa thì  bạn thuộc nhóm các bà nội trợ không biết cách dùng lò vi sóng. Lò vi sóng, mặc dù xuất hiện trong nhiều gia đình hiện đại, vẫn còn là một bí ẩn đối với nhiều người trong chúng ta. Nó làm nóng mọi thứ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng đôi khi nó cũng làm cho mọi thứ nổ tung.

Có rất nhiều thực phẩm ngon hơn khi dùng lò vi sóng. Bạn có thể nướng một củ khoai tây trong vài phút hay làm món cá hấp tuyệt cú mèo. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng lò vi sóng không thể xử lý tất cả mọi thứ.13 vật phẩm dưới đây tuyệt đối không bao giờ được cho vào lò vi sóng nếu bạn không muốn gây hại đến cho gia đình.

1. Hộp giấy



Đừng nhóm lửa trong bếp của bạn. Nhiều loại hộp giấy sẽ có các thành phần kim loại ở quai cầm, nút… nếu bỏ vào lò vi sóng có thể gây ra sự cháy nổ. Nhiều người đã từng sai lầm và đã phải đối phó với những tia lửa (hay ngọn lửa) xảy ra khi cho vào lò vi sóng. Do vậy, hãy nhớ rằng: không có dụng cụ kim loại hoặc dụng cụ nhà bếp đựng trong lò vi sóng. Không bao giờ!

2. Túi giấy

Túi giấy đựng thức ăn không an toàn như bạn ý.  Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, "Túi giấy không an toàn cho vệ sinh thực phẩm. Khi cho vào lò vi sóng, chúng có thể gây cháy và phát ra khói độc hại. Cường độ nhiệt cao có thể gây ra cháy trong lò".

3. Hộp sữa chua

Hộp nhựa dùng một lần chẳng hạn như hộp đựng sữa chua, bơ thực vật hoặc nước sốt không nên cho vào trong lò vi sóng. Họ sản xuất chỉ cho một thời gian sử dụng ngắn và không được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao. Các hộp nhựa này có thể cong hoặc chảy trong lò vi sóng, và có thể thúc hóa chất ngấm vào thức ăn của bạn.

4. Trứng

Đừng để những lời quảng cáo trên mạng đánh lừa bạn - luộc trứng dễ dàng bằng lò vi sóng. Nếu bạn cố gắng luộc trứng trong lò vi sóng thì rất có khả năng sẽ kết thúc với một bãi bừa bộn lớn cần lau dọn. Nhiệt từ lò vi sóng tạo ra rất nhiều hơi nước trong trứng. Hơi nước không có nơi để thoát ra ngoài sẽ tạo áp suất cao và gây nổ.

5. Hộp xốp 



Hầu hết chúng ta đều đã biết nhưng phòng trừ một số các chị em vẫn quên: đừng bao giờ cho hộp xốp đựng thức ăn vào trong lò. Xốp là một loại nhựa và nhựa thì không vững bền khi gặp nhiệt độ cao. Đừng để cả gia đình ảnh hưởng sức khỏe vì vài phút tiết kiệm đổ thức ăn ra đĩa.

6. Hoa quả



Một số trái cây có thể có thể chịu được nhiệt, nhưng không phải tất cả. Nho sẽ phát nổ. Và nho khô sẽ bốc lửa. Hãy cẩn thận!

7. Đĩa có vành kim loại

Các kim loại trên vành đĩa có thể phản ứng với nhiệt và làm hỏng lò vi sóng của bạn.

8. Nước sốt không đậy nắp



Hâm nóng nước sốt cũng là một điều chúng ta hay làm, nhưng tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng nếu không đậy nắp. Chúng sẽ nổ tung tóe và kết quả sẽ là một mớ hỗn độn trong chiếc lò của bạn.

9. Hộp đựng thức ăn bằng nhựa

Rất nhiều hộp đựng thức ăn được làm bằng nhựa. Trừ những loại có nhãn ghi an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng, còn lại bạn tuyệt đối không nên sử dụng.

10. Ớt đỏ



Ớt đỏ có thể bắt lửa trong lò vi sóng. Tuy vậy, nguy hiểm hơn là lúc bạn mở cửa lò vi sóng sau khi nướng ớt. Các tinh dầu do ớt tiết ra sẽ khiến bạn bị cay mắt và nóng họng.

11. Bình đựng nước

Nhiều bình đựng nước không an toàn để đưa vào lò vi sóng. Nếu nó được làm từ inox, không hâm nóng bằng lò. Thép không gỉ sẽ chặn sức nóng từ lò vào cà phê hoặc trà đựng bên trong và qua đó có thể làm hỏng lò vi sóng. Nếu nó làm bằng nhựa, kiểm tra đáy cốc để xem nếu nó có thể sử dụng trong lò hay không.

12. Giấy bạc



Bạn có ý tưởng làm món nướng cuộn giấy bạc? Tuyệt đối đừng bỏ chúng vào lò vi sóng. Bạn nên hiểu rằng việc đưa bất kỳ kim loại, thậm chí cả lá phủ không nên cho vào trong lò vi sóng. Nó có thể nhen nhóm một đám cháy trong đó.

13. Không cho gì vào lò

Nếu chẳng may bạn quên không bỏ gì vào lò và nhấn nút? Chiếc lò sẽ bị ảnh hưởng vào sớm bị hư hỏng. Lí do rất đơn giản vì lúc này không có gì để hấp thụ các sóng tạo ra như khi có thực phẩm. Các magnetron sẽ tạo nên nhiều phân tử nước trong lò gây ảnh hưởng đến thiết bị.

Mẹo sử dụng bếp điện tiết kiệm

Dùng bếp điện nấu ăn, bạn không cảm thấy tiện lợi, dễ dàng hơn so với bếp gas? Nếu bạn đang băn khoăn về câu hỏi này, có thể bạn đang dùng bếp điện sai cách, không sử dụng đúng các chức năng được thiết lập cho bếp. Xem ngay 5 mẹo sử dụng bếp điện tiện lợi hơn trong bài viết này để bổ sung cách dùng bếp điện tốt hơn bạn nhé.

1. Sử dụng chế độ nấu tự động, hẹn giờ của bếp điện

Bếp điện đang được bán rộng rãi hiện nay, dù là bếp từ hay bếp hồng ngoại, đa số các mẫu bếp đều được cài đặt nhiều chế độ nấu tự động cùng chức năng hẹn giờ linh hoạt. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, cho chúng vào nồi, chảo và đặt lên bếp, chọn chế độ nấu tự động thích hợp như nấu lẩu, chiên/xào, nướng, nấu súp, nấu cháo, đun nước…



Bếp sẽ tự động điều chỉnh nhiệt lượng, thời gian nấu phù hợp với từng món ăn, bạn chỉ việc chờ cho đến khi món ăn hoàn tất và tắt bếp. Nếu món ăn bạn cần chế biến không có chế độ nấu tự động thích hợp, bạn chọn chức năng hẹn giờ, với nhiều mức thời gian khác nhau. Sau đó, bạn có thể đi làm những công việc khác mình muốn mà không cần canh chừng để tắt bếp vì sản phẩm sẽ tự động ngắt điện khi hết thời gian hẹn.

Sử dụng các chế độ, chức năng này bạn không sợ món ăn bị cháy, khét, bếp hoạt động thời gian dài bị quá tải, không đảm bảo an toàn cho người dùng và hao phí nhiều năng lượng như khi dùng các loại bếp khác.

2. Cài đặt nhiệt độ mặc định thấp

Bạn nên cài đặt nhiệt độ, công suất mặc định cho bếp ở mức thấp, bởi vì khác với các loại bếp than, bếp gas… bếp điện có khả năng làm nóng nồi chảo nhanh hơn. Nếu bạn sử dụng chế độ nhiệt độ cao để làm nóng nồi chảo trước khi cho thực phẩm vào thì sẽ dễ làm dụng cụ nấu bị cháy, giảm độ bền. Cho nên, bạn nên cài đặt nhiệt độ mặc định thấp cho bếp để sử dụng sản phẩm cùng dụng cụ nấu bền lâu, an toàn hơn.

3. Tắt bếp trước vài phút

Khi món ăn bạn chế biến sắp chín, bạn nên tắt bếp sớm hơn vài phút vì nhiệt lượng tỏa ra từ bếp sau khi đã ngắt điện vẫn đủ để làm chín món ăn, cách làm này giúp món ăn chín ngon mà lại tiết kiệm điện năng hiệu quả cho gia đình bạn.

Lưu ý là mẹo này chỉ nên áp dụng với các món xào, hầm, không sử dụng cho các món chiên nhiều dầu.

4. Chọn dụng cụ nấu phù hợp

Bếp từ bạn nên chọn nồi, chảo có đáy từ, bếp hồng ngoại thì có thể dùng được tất cả các loại nồi nhưng để nấu ăn nhanh, ngon, an toàn với sức khỏe người dùng, tiện lợi khi nấu, vệ sinh, bảo quản bạn nên chọn nồi chảo có khả năng chịu nhiệt cao, bên trong có phủ lớp chống dính, đáy chảo, nồi dày.

Vật dụng để xào, múc, đảo thức ăn nên chọn chất liệu bằng gỗ, nhựa chịu nhiệt, tránh dùng vật dụng bằng kim loại, chúng sẽ truyền nhiệt nhanh, dễ làm bạn bị bỏng, nóng.

5. Vệ sinh ngay sau khi nấu

Chế biến món ăn xong, thường trên bề mặt bếp sẽ có nhiều vết bẩn, nếu làm sạch chúng ngay với khăn mềm và nước rửa chén, chúng sẽ biến mất rất nhanh, giúp tiết kiệm thời gian vệ sinh và tăng độ bền cho bếp tối ưu.

Trường hợp bạn để vết bẩn bám dính quá lâu vào bếp, khi vệ sinh sẽ rất mất thời gian, đặc biệt nhiều người nội trợ để làm sạch vết bẩn còn dùng các vật nhọn, cứng để cạy, làm vậy có thể sẽ làm trầy xước, nứt vỡ, hư hỏng mặt bếp.

Lựa chọn dao làm bếp phù hợp

Dao làm bếp là một công cụ quan trọng và không thể thiếu của chị em nội trợ. Nhưng chọn một bao dao thế nào cho ưng, cho phù hợp để tạo nên những món ăn ngon đặc sắc cho cả nhà luôn là câu hỏi khiến các chị em băn khoăn. Hãy tham khảo bài viết sau để lựa chọn được con dao phù hợp cho riêng mình nhé.

1. Chú trọng đến các yếu tố cần thiết

Một bếp ăn hoàn hảo cần phải được trang bị ít nhất là 4 loại dao khác nhau để phục vụ nhu cầu nấu ăn đa dạng của các bà nội trợ. Một con dao dài khoảng 20 cm sẽ thích hợp cho việc các những miếng thịt bự và dày. Loại mỏng hơn phù hợp cho việc thái thức ăn thành từng lát nhỏ theo nhu cầu nấu nướng. 



Tất nhiên, bộ dao sẽ không thể thiếu loại dao trung bình khoảng 10 – 12 cm, cỡ chừng như dao Thái Lan mà dân mình hay gọi, để tiệt lợi trong việc gọt trái cây hay rau củ quả. Và cuối cùng là 1 con dao nhỏ hơn để tiện cho việc gọt những thứ nhỏ linh tinh như củ tỏi, hay lột vỏ hành chẳng hạn.

2. Hiểu được thói quen nấu nướng của bản thân

Hiểu được thói quen nấu nướng của bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn bộ dao phù hợp cho mình. Bạn thường thích sử dụng loại dao có kích cỡ thế nào, được làm từ nguyên liệu nào, do quốc gia nào sản xuất, hoặc thậm chí có người không thích dao đi theo bộ, họ thích nhiều loại dao khác nhau từ những hãng sản xuất khác nhau. Hoặc tuỳ vào nhu cầu sử dụng của mình mà chọn loại dao nào đắt tiền hơn. Ví dụ bạn thườn xuyên làm món hầm xương, thì việc có được một con dao bền bản bự phù hợp với việc chặt xương sẽ là ưu tiên hàng đầu thay vì mua nguyên một bộ dao toàn những con dao nhỏ.

3. Cần chú ý đến thói quen bảo quản dao



Bạn có thói quen rửa dao sạch sẽ ngay sau khi sử dụng không, hay thường để chúng vào bồn rửa chén rời từ từ rửa sau? Hãy nhớ rằng, mọi việc bạn làm đều tác động đến con dao của mình. Chúng sẽ bền, hay dễ bị mòn hoặc lưỡi dao bị cùn hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có thói quen bảo quản chúng tốt hay không. Nếu bạn không có được những thói quen tốt đó, thì nên chọn một bộ dao với chết liệu bền, không dễ bị ăn mòn, để tránh tình trạng phải bực bội khi dao bị cùn hoặc phải thường xuyên đi mài lại bộ dao cho béng.

4. Một số điểm cần lưu ý khác khi chọn mua dao

Tay cầm phù hợp: Tay cầm của con dao có độ dài hợp lý và khiến bạn thấy tự nhiên thoải mái khi sử dụng hay không? Hãy thử cầm trong tay con dao mẫu, xem xét yếu tố thoải mái khi sử dụng trước khi lựa chọn mua nó về bạn nhé.

Độ dày của lưỡi dao: dẫu biết là tuỳ vào yêu cầu của món ăn mà chúng ta sẽ sử dụng một con dao lưỡi dày hay mỏng, tuy nhiên, sở thích và thói quen của bạn mới là yếu tố quyết định. Đừng nên quá câu nệ những nguyên tắc, nếu bạn không phải là một đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ trong những nhà hàng 5 sao, thì hãy chọn một con dao tốt theo sở thích của mình để việc nấu ăn hàng ngày trở thành một niềm vui không bao giờ nhàm chán.

Mức độ bén của dao: có rất nhiều nhà sản xuất quảng cáo con dao của họ có độ béng tuyệt đối, có thể giúp bạn dễ dàng xử lý những nguyên liệu “cứng đầu” nhất, tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩ với việc bạn sẽ dễ bị thương hơn trong quá trình sử dụng. Vì vậy, nếu bạn không phải là mẫu người cẩn thận, và chú ý kiên nhẫn với từng chi tiết nhỏ, đừng nên chọn một bộ dao quá sắc bén.

5. Cách bảo quản dao

Để bộ dao của mình được sử dụng lâu bền, bạn cần chú ý những điều sau:

Nên trang bị cho mình một bộ mài dao ngay tại nhà. Ngay khi thấy dao không còn gọt thức ăn dễ dàng thì hãy mài dao ngay, đừng phí thời gian vật lộn với một con dao cùn.

Không ngâm dao trong nước, hay chất bẩn, điều này sẽ khiến dao bị ăn mòn nhanh chóng, có thể sẽ dẫn đến rỉ sét hoặc cùn chỉ trong thời gian ngắn.
Nên rửa sạch sẽ ngay sau khi sử dụng, và tốt nhất là lau khô dao trước khi cất để giúp bảo quản dao tốt hơn.

Dùng đúng mục đích của từng loại dao. Việc dùng một con dao nhỏ để chặt một miếng thịt to không chỉ khiến bạn hao tổn công sức mà còn làm cho con dao của bạn trở nên vô dụng hơn từng ngày.

Và cuối cùng là hạn chế dùng dao cho những mục đích khác, ví dụ như để khui hộp sữa hay bật nắp chai…